Lịch sử Makedonía

Tiền sử

Makedonía toa lạc ở nơi giao nhau của sự phát triển của loài người giữa Aegea và Balkan. Các dấu hiệu cho thấy loài người đã sống ở đây từ thời đại đồ đá cũ, đáng chú ý là tại hang Petralona người ta đã tìm thấy dấu tích của vượn hình nhân cổ nhất tại châu Âu, Archanthropus europaeus petraloniensis. Vào hậu kỳ thời đại đồ đá mới (khoảng 4500 tới 3500 TCN), thương mại đã diễn ra với các khu vực khá xa, văn hóa-xã hội thay đổi nhanh chóng. Một trong những thay đổi quan trọng nhất là việc bắt đầu khai thác đồng.

Thời kỳ cổ đại

larnax bằng vàng và mộ quan bằng vàng của Philippos II.Lãnh thổ mở rộng của vương quốc Macedonia cho đến cái chết của Philippos II.

Theo Herodotos, lịch sử Makedonía bắt đầu với bộ lạc Makednos (makednos nghĩa là "cao" trong tiếng Hy Lạp), đã di cư đến vùng đất này từ Histiaeotis ở phía nam. Tại đây, họ sinh sống gần các bộ lạc Thracia như Bryges, những người mà sau đó đã rời Makedonía đến Tiểu Á và được gọi là người Phrygia. Makedonía được đặt tên theo người Makednos. Theo địa danh học, tên gọi như Emathia đã được sử dụng từ trước đó.

Một nhóm người Makedonía có thể đã xâm lược miền nam Hy Lạp vào cuối thiên niên kỷ thứ 2 TCN. Khi đến bán đảo Peloponnesos, những kẻ xâm lược đã đổi tên thành người Doria. Trong hàng thế kỷ, các bộ lạc Makedonía đã tổ chức lại thành các vương quốc độc lập tại nơi mà nay là Trung Makedonía, và vai trò của họ đối với nền chính trị nội bộ Hy Lạp là rất nhỏ ngay cả trước khi Athena nổi lên. Người Makedonía có thể thuộc về nhánh Doria của người Hy Lạp, trong khi có nhiều người Ionia tại khu vực ven biển. Phần còn lại của vùng có các bộ lạc Thracia và Illyria khác nhau cũng như các thuộc địa chủ yếu ở ven biển của các nhà nước Hy Lạp như Amphipolis, Olynthos, Potidea, Stageira, và ở phía bắc có một bộ lạc khác cư trú, được gọi là người Paeonia. Vào cuối thế kỷ 6 và đầu thế kỷ 5 TCN, khu vực nằm dưới quyền kiểm soát của người Ba Tư cho đến khi Xerxes bị đánh bại tại Plataea. Trong Chiến tranh Peloponnesus, Makedonía trở thành nơi diễn ra nhiều hoạt động quân sự của Liên minh Peloponnesus và những người Athena, và nó còn chứng kiến các cuộc xâm chiếm của người Thracia và Illyria, điều này được Thucidydes chứng thực. Nhiều thành bang Makedonía là đồng minh của người Sparta (cả người Sparta và người Makedonía đều là người Doria, trong khi người Athena là người Ionia), nhưng Athens vẫn duy trì quyền kiểm soát thuộc địa Amphipolis trong nhiều năm. Vương quốc Macedonia, được Philip II tái tổ chức và liên kết với các nhà nước Hy Lạp thông qua việc thành lập Liên minh Corinth. Sau khi ông bị ám sát, con trai là Alexandros kế vị ngai vàng của Makedonía, ông trở thành một trong những người nổi tiếng nhất sinh ra tại vùng đất này.

Thời kỳ La Mã

Quang cảnh di chỉ Dion.

Makedonía vẫn tiếp tục tồn tại như là một vương quốc quan trọng và hùng mạnh cho đến Trận Pydna (22 tháng 6, năm 168 TCN), tại đó tướng La Mã Aemilius Paulus đã đánh bại vua Perseus của Macedonia, chấm dứt thời kỳ cai trị của nhà Antigonos tại Makedonía. Một nhà nước cộng hòa của người Makedonía tồn tại trong một thời gian ngắn với tên gọi "Koinon của những người Makedonía" đã được thành lập. Nó bị chia thành bốn khu vực hành chính. Thời kỳ này kết thúc vào năm 148 TCN, khi Makedonía hoàn toàn bị La Mã sáp nhập.[12] Ranh giới phía bắc vào thời điểm đó kết thúc tại hồ OhridBylazora, một thành phố của người Paeonia (nay là Titov Veles). Strabo, viết vào thế kỷ thứ 1 SCN đã đặt ranh giới của Makedonía tại một phần nào đó của Lychnidos,[13] Achris của Đông La Mã, nay là Ochrid. Bởi vậy, Makedonía cổ đại không mở rộng đáng kể ra khỏi ranh giới vùng Makedonía thuộc Hy Lạp hiện nay.[14] Ở phía đông, theo Strabo, ranh giới của Makedonía kết thúc tại sông Strymon, mặc dù ông cũng đề cập đến việc những học giả khác đặt ranh giới của Makedonía với Thrace tại sông Nestos, hiện nay cũng là ranh giới giữa hai vùng hành chính của Hy Lạp.

Sau đó các lãnh thổ IpirosThessalia cũng như các khu vực khác ở phía bắc được hợp nhất thành hành tỉnh Makedonía, nhưng vào năm 297 SCN, dưới cải cách của Diocletianus, hai tỉnh mới được tạo ra: Makedonía Prima và Makedonía Salutaris (từ 479-482 SCN là Makedonía Secunda). Makedonía Prima tương đối trùng hợp với định nghĩa Makedonía của Strabo và với đơn vị hành chính hiện tại của Hy Lạp[12] và thủ phủ của nó là Thessalonica, trong khi Makedonía Secunda có thủ phủ là thành phố Dardani Stobi (gần Gradsko). Việc phân chia này được nói tới trong Synecdemon (527-528) của Hierocles và vẫn còn áp dụng dưới thời cai trị của Hoàng đế Justinianus I.

Phạm vi gần đúng của thema của Makedonía, cùng với biên giới hiện đại.

Các cuộc xâm lược của người Slav, Avar, BulgariaMagyar vào thế kỷ 6 và 7 đã tàn phá cả hai tỉnh [15] và chỉ có các phần lãnh thổ của Makedonía Prima ở vùng ven biển và gần Thrace hơn là còn nằm trong tay đế quốc Đông La Mã (Byzantine), trong khi hầu hết các vùng nội địa là nơi tranh chấp giữa Đông La Mã và Bulgaria. Các vùng của Makedonia nằm dưới quyền kiểm soát của Đông La Mã được sáp nhập vào tỉnh Thracia.

Một hệ thống chính quyền mới được hình thành vào năm 789-802 SN, sau khi hoàng đế Đông La Mã lấy lại được các vùng đất bị mất trong các cuộc xâm lược. Hệ thống mới này dựa trên các đơn vị hành chính gọi là Themata. Vùng Makedonía Prima (lãnh thổ của Makedonía thuộc Hy Lạp ngày nay) bị phân chia giữa Thema Thessalonika và Thema Strymon, và chỉ có một khu vực nhỏ của vùng đất này từ Nestos về phía đông tiếp tục mang tên Makedonía, được gọi là Thema Makedonias (θέμα Μακεδονίας) hay Thema "Makedonía tại Thracia". Thema Makedonía tại Thracia có thủ phủ là Adrianopolis (Aδριανούπολις).[16][17][18]

Lịch sử Trung Cổ

Các Thánh Kiril và Metodius do Jan Matejko vẽ.

Quen thuộc với các yếu tố Slav trong vùng đã khiến hai anh em đến từ Thessaloniki, hai vị Thánh Kiril và Metodius, đã được lựa chọn để cải đạo cho người Slav sang Kitô giáo. Sau các chiến dịch của Basileios II, toàn bộ Makedonía trở về dưới sự quản lý của Đông La Mã. Sau cuộc Thập tự chinh lần thứ 4 1203–1204, một vương triều Thập tự chinh tồn tại ngắn ngủi là Vương quốc Thessalonica đã được thành lập trong vùng, nhưng nó đã bị Hầu quốc chuyên chế Ipiros của người Hy Lạp chinh phục vào năm 1224. Makedonia trở lại đế quốc Đông La Mã ngay sau đó, và duy trì tình trạng này cho đến thập niên 1340, khi toàn bộ Makedonía (ngoại trừ Thessaloniki, và có thể là Veria) bị một vị vua người Serbia là Stefan Dushan chinh phục.[19] Vùng đất này bị phân chia giữa Serbia và Bulgaria sau cái chết của Dushan, và rồi nhanh chống về tay đế chế Ottoman, ngoại trừ Thessaloniki cho đến năm 1387. Sau một khoảng thời gian ngắn thuộc Đông La Mã 1403–1430 (trong bảy năm cuối cùng, thành phố về tay Cộng hòa Venezia), Thessaloniki và các khu vực xung quanh lại trở về với Ottoman.[20]

Metrophanes Kritopoulos; nhà thần học, thầy tu và Giáo trưởng của Alexandria, được sinh ra tại Veria[21] in 1589.

Việc chiếm giữ Thessaloniki đã khiến thế giới Hy Lạp sửng sốt và được coi là khúc dạo đầu cho sự sụp đổ của chính Constantinopolis. Ký ức về sự kiện này vẫn được lưu lại qua các truyền thống dân gian như thần thoại. Apostolos Vacalopoulos ghi chép lại theo các tín ngưỡng của người Thổ Nhĩ Kỳ có liên hệ với sự kiện chiếm Thessalonica:[22]

Khi Murad đang ngủ trong cung điện của mình ở Yenitsa, câu chuyện kể rằng, Chúa trời đã hiện ra trước mặt ông trong một giấc mơ và đưa cho ông một bông hồng đáng yêu thơm nồng nàn. Quốc vương đã rất ngạc nhiên trước vẻ đẹp của nó và ông đã cầu xin Chúa trời hãy cho ông. Chúa trời trả lời, "Bông hồng này, Murad, là Thessalonica. Cần biết rằng nó là do thượng đế ban cho con tận hưởng. Đừng lãng phí thời gian; hãy đi và lấy nó". Tuân theo lời của Chúa trời, Murad hành quân đánh Thessalonica và đã chiếm được thành phố.

Dưới ách cai trị của đế quốc Osman

Thessaloniki trở thành một trung tâm cho sự cai trị của đế chế Ottoman tại Balkan. Trong khi hầu hết Makedonía do người Osman kiểm soát thì tại núi Athos, cộng đồng thầy tu tiếp tục tồn tại trong một nhà nước tự trị. Phần còn lại của bán đảo Chalkidiki cũng có một tình trạng tự trị: "Koinon Mademochoria" do một hội đồng được bổ nhiệm tại địa phương quản lý nhờ sự thịnh vượng của nó, đến từ các mỏ vàng và bạc trong khu vực.

Có những cuộc nổi dậy ở Makedonía trong thời kỳ đế chế Ottoman cai trị, bao gồm một cuộc nổi dậy sau trận Lepanto kết thúc với vụ thảm sát người Hy Lạp, cuộc khởi nghĩa tại Naousa của armatolos Zisis Karademos năm 1705, một cuộc nổi loạn tại khu vực Grevena bởi một người Klepht gọi là Ziakas (1730–1810) và Tuyên ngôn Độc lập Hy Lạp tại Makedonía của Emmanuel Pappas vào năm 1821, trong Chiến tranh giành độc lập Hy Lạp. Năm 1854 Theodoros Ziakas, con trai của klepth Ziakas cùng với Tsamis Karatasos, một trong những người tham gia cuộc bao vây Naousa năm 1821, đã lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa khác ở Tây Makedonía và sự kiện này được nói đến nhiều trong các bài dân ca Hy Lạp.

Hy lạp sau các cuộc chiến tranh Balkan, tỉnh Makedonía có thể được trông thấy ở bên dưới.

Lịch sử hiện đại

Vùng Bulgaria xâm lược Hy Lạp (màu lục) trong Thế chiến II

Hy Lạp đã giành được quyền kiểm soát khu vực từ tay đế chế Ottoman sau Chiến tranh Balkan thứ hai với Hiệp ước Bucharest (1913). Trong Thế chiến thứ 1, Venizelos hỗ trợ quân Đồng Minh và muốn Hy Lạp tham gia cuộc chiến với họ, trong khi vị vua thân Đức lại muốn duy trì tình trạng trung lập. Sự bất đồng là rất sâu rộng, vì nó cũng sẽ ảnh hưởng đến đặc tính và vai trò của nhà vua với đất nước. Việc sa thải phi hiến Venizelos của Nhà vua đã dẫn đến sự rạn nứt sâu sắc giữa hai bên và trong các sự kiện tiếp sau, họ chia thành hai phái hoàn toàn trái ngược nhau và điều này gây nên ảnh hưởng lớn đến xã hội Hy Lạp.

Việc quân Đồng Minh đổ bộ lên Thessaloniki với sự cho phép Venizelos và việc Nhà vua đầu hàng vô điều kiện một pháo đài quân sự của các lực lượng Đức-Bulgaria, bất đồng giữa hai người bắt đầu trở thành một cuộc nội chiến. Vào tháng 8 năm 1916, những người đi theo Venizelos đã thành lập một nhà nước lâm thới ở miền Bắc Hy Lạp, việc này đã khiến Hy Lạp tách thành hai thực thể. Sau các cuộc đàm phán ngoại giáo và đối đầu vũ trang tại Athens giữa Entente và các lực lượng bảo hoàng (sự kiện được gọi là Noemvriana) nhà vua đã thoái vị, và người con trai thứ hai của ông là Aléxandros lên ngôi. Venizelos trở về Athena vào ngày 29 tháng 5 năm 1917 và Hy Lạp, nay đã thống nhất, chính thức về phe Đồng Minh trong cuộc chiến, giành chiến thắng và bảo đảm được các lãnh thổ mới theo Hiệp ước Sèvres.

Trong Thế chiến II, Thracia và phía đông Makedonía bị Bulgaria xâm chiếm (1941–44), một thành viên của phe Trục. Chính quyền Bulgaria duy trì binh lính một cách thụ động tại đây cho đến ngày 20 tháng 4 năm 1941, khi quân Đức đè bẹp Hy Lạp và Nam Tư. Vào tháng 4 năm 1941, quân đội Bulgaria tiến vào vùng Aegea, mong giành được lối ra biển Aegean tại Thrace và Đông Makedonía, và chiếm đóng một lãnh thổ giữa sông Struma và một đường phân giới chạy qua AlexandroupoliSvilengrad ở phía tây của Evros với các thành phố Alexandroupoli (Дедеагач, Dedeagach), Komotini (Гюмюрджина, Gyumyurdzhina), Serres (Сяр, Syar), Xanthi (Ксанти), Drama (Драма) và Kavala (Кавала) và các đảo ThasosSamothrace.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Makedonía http://www.bigupload.com/d=908855DA http://www.britannica.com/EBchecked/topic/354264/M... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/378855/M... http://www.findarticles.com/p/articles/mi_qa3719/i... http://books.google.com/?id=8_zeaeTOz6YC&pg=PA85&l... http://books.google.com/?id=p6vdPgAACAAJ&dq=%CE%97... http://books.google.com/books?id=fy0FAAAAMAAJ&prin... http://books.google.com/books?id=fy0FAAAAMAAJ&prin... http://www.unrv.com/provinces/macedonia.php http://www.youtube.com/watch?v=SAxBbp_B9JU&feature...